Số lượt xem : 3252 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
Quy trình xử lý trường hợp gặp người bị điện giật khi dùng bình nóng lạnh cũng như các lưu ý sử dụng bình nước nóng an toàn, tránh những tai nạn thương tâm.
Tin hay >> Bình nóng lạnh gây giật điện lỗi là do đâu?
Với nhu cầu sử dụng nước nóng tăng cao thời điểm mùa lạnh đang đến gần, các vụ việc bị điện giật, chết người do sơ ý khi dùng bình nóng lạnh thường xảy ra. Điều này khiến nhiều người sử dụng bình nước nóng cảm thấy hoang mang và lo sợ. Tuy nhiên, trên thực tế thì không chỉ những người tiếp xúc trực tiếp với bình nóng lạnh khi bị rò điện mới dẫn tới tử vong mà một phần không nhỏ trong số đó là do người nhìn thấy nạn nhân bị tai nạn vào cứu nhưng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức còn khiến bản thân bị liên lụy.
Hãy cùng tìm hiểu kỹ quy trình cứu người đang bị điện giật do dùng bình nước nóng bị rò điện ngay sau đây.
Bước 1. Ngắt nguồn điện ngay lập tức
Khi nhìn thấy người thân đang bị bất tỉnh, nhiều người dù chưa hiểu xảy ra chuyện gì nhưng liền chạy vào ngay, nên việc chạm vào người bị nạn hay chạm vào nguồn nước có nhiễm điện cũng sẽ bị giật theo. Hoặc cũng có trường hợp nhiều người khi thấy người thân bị như vậy có tâm lý không ổn định và luống cuống, nên đã không thực hiện việc xử lý đúng cách khiến xảy ra tai nạn thương tâm cho cả 2 người.
Cần ngắt nguồn điện ngay khi thấy người bị điện giật
Do đó, khi thấy người thân đang bất tỉnh trong phòng tắm thì trong trường hợp này, dù bạn chưa biết nguyên nhân là gì thì vẫn nên tìm cách ngắt nguồn điện ngay lập tức rồi mới chạy vào ứng cứu. Trong quá trình thiết kế đường dây điện, mỗi hộ gia đình nên lắp đặt một cầu giao riêng ở bên ngoài khu vực phòng tắm dành riêng cho bình tắm nóng lạnh để việc ngắt điện tiện lợi bất kỳ lúc nào mà không phải vào phòng tắm, đặc biệt hữu ích trong trường hợp điện bị rò rỉ mà phòng tắm thì vốn thường xuyên ẩm ướt.
Bước 2. Sơ cứu người bị điện giật
Sử dụng các vật liệu không dẫn điện để kéo nạn nhân ra nơi khô ráo như gỗ, nhựa, tre,... Tiếp theo rồi mới tiến hành kiểm tra xem nạn nhân đang trong trạng thái như thế nào, còn thở, nhịp tim còn đập không, chân tay còn cử động không. Nếu không thấy còn nhịp tim hay hơi thở, cần tiến hành hồi sức tim phổi nhanh chóng cho bệnh nhân.
Các bước sơ cứu người bị điện giật do đang sử dụng bình nóng lạnh
Đặt người bị điện giật nằm ngửa, để đầu nạn nhân thấp hơn so với chân. Sau đó thực hiện hà hơi thổi ngạt và bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng 2 bàn tay đặt chồng lên nhau vào vị trí 1/3 dưới xương ức rồi kịp thời ấn mạnh lồng ngực. Trung bình bóp tim 4 lần thì thổi một lần, làm cho đến khi nạn nhân tỉnh và thở trở lại. Khi thấy nạn nhân thở trở lại thì đưa đến bệnh viện gần nhất ngay lập tức để có thể cấp cứu kịp thời.
Các lưu ý khi sử dụng bình nóng lạnh đảm bảo an toàn, tránh bị điện giật
+ Chọn mua các loại bình nóng lạnh có lắp đặt thêm dây nguồn chống giật ELCB, nên mua bình nóng lạnh tại các đại lý Ariston uy tín để đảm bảo sản phẩm đúng hàng chính hãng, chất lượng cao.
+ Tránh bật bình nước nóng Ariston 24/24h để không gây tốn điện cũng như khiến thiết bị phải hoạt động quá tải gây hỏng hóc. Chỉ nên bật máy nước nóng trước khi tắm từ 5-15 phút.
+ Ngắt nguồn điện cấp vào bình nước nóng trước khi tắm để tránh quá trình đang tắm bị rò rỉ điện.
+ Quá trình lắp đặt cần lưu ý lắp dây mayso để tránh điện rò rỉ.
+ Với bình nóng lạnh lâu ngày chưa dùng nên sử dụng bút thử điện để kiểm tra xem có bị rò điện không, rơ le chống cháy khô và các bộ phận khác của bình còn hoạt động tốt không.
Nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng bình nóng lạnh
+ Thường xuyên dùng bút thử điện quẹt thử vào đường ống nước hoặc trực tiếp vào nước để kiểm tra. Ngắt cầu giao khi phát hiện có điện và kiểm tra lại toàn bộ bình nóng lạnh để khắc phục lỗi.
+ Không nên dùng các chiếc máy nước nóng đã già nua, cũ kỹ. Thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng bình nóng lạnh, kiểm tra độ an toàn của các dây dẫn.
Chúc bạn và gia đình sử dụng bình nóng lạnh an toàn!