Số lượt xem : 1225 - Hãy chia sẻ với bạn bè nếu bạn thấy bổ ích !
1. Quan niệm sai lầm về việc tắm trẻ trong mùa đông
Quan niệm tắm thường xuyên để sạch sẽ
Nhiều bà mẹ muốn con nhỏ sạch sẽ nên đã tắm rửa cho con hàng ngày ngay trong mùa đông lạnh. Tuy nhiên, khi nhiệt độ xuống thấp, trẻ em có sức đề kháng kém, sức chịu đứng yếu nên nếu tắm cho trẻ hàng ngày rất dễ bị nhiễm lạnh. Khi trẻ bị nhiễm lạnh sẽ có khả năng bị các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản và nghiêm trọng hơn là viêm phổi. Khi bị viêm phổi nặng trẻ sẽ khó thở hoặc không thở được, người tím tái và nguy cơ bị tử vong cao. Do vậy, dù sạch sẽ đến mức nào, các bà mẹ chú ý không nên tắm thường xuyên cho trẻ khi thời tiết trở lạnh.
Cách tắm cho bé trong mùa đông lạnh
Quan niệm không tắm trẻ trong mùa đông
Một số người chăm sóc trẻ nhỏ lại mang quan niệm sai lầm thứ 2 về việc tắm trẻ trong mùa đông. Đó là không tắm cho trẻ trong mùa đông với nhiệt độ thấp để trẻ không bị ốm. Nhưng đây là một quan niệm rất sai lầm. Vì cơ thể trẻ tuy không tiếp xúc với nhiều với môi trường bên ngoài nhưng tế bào chết vẫn được hình thành trên da, nếu không tắm, trẻ sẽ bị ngứa ngáy, khó chịu dẫn đến quấy khóc. Nếu không thường xuyên tắm cho trẻ sẽ dẫn đến tình trạng trẻ chậm lớn và còn gây ra một số bệnh lý như bệnh ngoài da…. Tắm cho trẻ còn là liệu pháp massage giúp kích thích các mạch máu dưới da và cũng tác động lớn đến sự phát triển của trí não.
2. Cách tắm bé không nhiễm lạnh trong mùa đông này
Theo lời khuyên của chuyên gia chăm sóc sức khỏe trẻ em, việc tắm cho trẻ em là việc cần phải tiến hành và có những kinh nghiệm tắm bé để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ. Dưới đây là các lưu ý tắm để trẻ em không bị nhiễm lạnh.
Chọn thời điểm tắm cho trẻ là vào khoảng thời gian từ 10h đến 10h30 vào buổi sáng. Buổi chiều từ 14h đến 15h30. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất vì nhiệt độ lúc này thường ở ngưỡng cao nhất trong ngày. Cũng nên kiêng tắm cho trẻ vào thời gian giữa trưa từ 11h đến 13h.
Chọn khu vực tắm cho trẻ phải kín gió vì trẻ em có làn da mỏng manh và khả năng điều hòa thân nhiệt kém. Việc chọn khu vực kín gió để đảm bảo trẻ không bị nhiễm lạnh.
Nhiệt độ tắm cho trẻ cũng là vấn đề cần phải được quan tâm. Không vì thấy thời tiết lạnh mà các mẹ lại sử dụng nước quá nóng sẽ ảnh hưởng đến làn da rất yếu của trẻ. Thêm vào đó, nó còn gây ra tâm lý sợ cho những lần tắm tiếp theo. Nhiệt độ lý tưởng để tắm cho trẻ khoảng 33 độ đến 36 độ C.
Các bước tắm để trẻ không bị nhiễm lạnh
Bước 1: Trước khi vào tắm, mẹ cần chuẩn bị tất cả đồ dùng như khăn tắm, quần áo, khăn mặt, dầu gội và kèm theo những đồ chơi yêu thích để dỗ trẻ nếu trẻ nào không thích tắm và hay khóc khi tắm.
Bước 2: Chuẩn bị nước tắm bằng cách điều chỉnh vòi sen nối với bình nóng lạnh để sao cho có được nhiệt độ phù hợp. Các mẹ nên đo nhiệt độ bằng cổ tay hay cùi chỏ để cảm nhận chính xác. Nếu pha nước tắm không dùng bình nóng lạnh gián tiếp thì nên chú ý đổ nước lạnh vào chậu trước khi đổ nước nóng để tránh tình trạng bỏng nước. Mẹ nào cẩn thận hơn có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ của nước cho chính xác.
Bước 3: Nếu sử dụng đèn sưởi các bạn nên bật trước để đèn sưởi làm ấm không khí xung quanh trước khi tắm cho bé.
Bước 4: Tắm cho bé bằng cách cởi bỏ quần áo và cho chân trẻ tiếp xúc dần với nước trước tiên. Sau đó cho trẻ đằm mình vào chậu nước để nhiệt độ của nước giữ ấm cho trẻ. Sử dụng một chậu nhỏ có chứa nước ấm và sử dụng khăn mềm để lau mặt cho bé. Chú ý làm sạch các vị trí có nếp gấp như cổ, đùi, bụng, phần dưới cánh tay và rốn trẻ. Các mẹ cần phải vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, phần mông và đùi cho bé.
Sau khi tắm xong mới tiến hành gội đầu cho trẻ. Nhiều bà mẹ có thói quen gội đầu trước cho trẻ rồi mới tắm nhưng theo các chuyên gia thì nó lại phản khoa học. Tắm từ chân lên đến đầu sẽ giúp bộ não tiếp nhận từ từ và làm quen dần với nhiệt độ. Cách tắm này giúp bảo vệ hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ.
Trong cách tắm cho trẻ sơ sinh thì có thể ôm ấp trẻ và tắm từ dưới lên trên theo cách cởi từ từ quần áo cho trẻ. Như thế, hơi ấm của người mẹ sẽ truyền và ủ ấm cho trẻ không bị lạnh.
Bước 5: Khi tắm xong, các bạn quấn và ủ cho bé bằng chiếc khăn tắm to và lau khô nước trên người bé. Có thể thay bằng một chiếc khăn tắm khác để u bé trong lúc mặc quần áo. Vì thời gian mặc quần áo có thể lâu dẫn đến việc bé sẽ bị nhiễm lạnh từ chiếc khăn lau bị ẩm.
Lưu ý với các mẹ là khi tắm xong cho trẻ vào mùa đông, các mẹ hãy giữ trẻ ở trong phòng kín gió vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn bị lạnh. Nên nếu đưa ra các khu vực thoáng, lạnh có gió thổi sẽ khiến trẻ dễ bị nhiễm lạnh hơn.
Trên đây là những kiến thức rất cần thiết về cách để bé không bị nhiễm lạnh vào mùa đông. Đây là những thông tin hữu ích được Hải Linh tổng hợp và mong muốn chia sẻ đến các bà mẹ hoặc những người đang chăm trẻ nhỏ. Các mẹ có thể tham khảo để giữ gìn sức khỏe tốt nhất cho bé yêu của mình nhé!
Mùa đông lạnh lẽo nên trong sinh hoạt cần hết sức thận trọng để bảo đảm có một cơ thể khỏe mạnh nhất. Đối với...